ĐIỆN CÔNG NGHỆP VÀ DÂN DỤNG

ĐÀO TẠO

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về điện công nghiệp và dân dụng là gì để các bạn đang có nhu cầu theo ngành này có thể hiểu và đưa ra các định hướng nghề nghiệp cho mình.

1. Khái quát điện công nghiệp và dân dụng là gì?

1.1. Điện công nghiệp và dân dụng là gì?

Điện công nghiệp và dân dụng là gì?

Với sự phát triển nền kinh tế nhanh chóng hiện nay thì nhu cầu sử dụng điện của người dân vào các hoạt động sống là vô cùng nhiều, trong đó ngành điện được chia làm điện công nghiệp và điện dân dụng được sử dụng nhằm phục vụ đời sống con người. Cùng là ngành điện nhưng điện công nghiệp và điện dân dụng lại được hiểu theo hai cách khác nhau, trong đó chủ yếu là đối tượng sử dụng. Vậy, điện công nghiệp và dân dụng là gì? Những thông tin dưới đây sẽ là căn cứ để chúng ta hiểu thế nào là điện công nghiệp và dân dụng.

Hiện, trong chương trình học ngành điện công nghiệp và dân dụng xuất hiện nhiều chương trình trung cấp chuyên nghiệp của ngành Điện công nghiệp và dân dụng, những chương trình như vậy được thiết kế để đào tạo các kỹ thuật viên có đạo đức nghề nghiệp, thái độ làm việc phù hợp, tôn trọng công việc và pháp luật được quy định đối với ngành này.

Người theo học ngành điện dân dụng và công nghiệp sẽ được đào tạo những nội dung cơ bản về máy điện, mạng điện, khí cụ điện, sửa chữa/lắp đặt các thiết bị điện, công nghệ thông tin, ngoại ngữ… Thông qua đó, các bạn học viên, sinh viên theo học ngành này sẽ có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để thực hiện và phục vụ tốt trong quá trình thiết kế hệ thống truyền tải và sử dụng điện.

Vậy, từ những thông tin được tìm hiểu kỹ càng trên đây thì chúng ta sẽ dễ dàng có thể hiểu được điện công nghiệp và điện dân dụng là gì rồi.

Ngành Điện công nghiệp và dân dụng là ngành mà trong đó các kỹ sư điện, các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản những Kỹ thuật sửa chữa điện, họ được truyền đạt về những kiến thức và kỹ năng để có thể hỗ trợ tốt nhất cho những kỹ sư và chuyên gia trong quá trình thiết kế, thi công hệ thống mạng lưới điện được sử dụng trong công nghiệp, các tòa nhà và những nơi có sử dụng năng lượng điện.

1.2. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của ngành điện dân dụng và công nghiệp

Vái trò nhiệm vụ của ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì?
Vái trò nhiệm vụ của ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì?

Điện Công nghiệp và dân dụng có vai trò quan trọng và rất thiết yếu trong cuộc sống con người hiện nay. Trong tất cả những lĩnh vực cuộc sống từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất cho tới những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Ngành Điện dân dụng và công nghiệp đóng vai trò, nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình vận hành hệ thống điện, đảm bảo cho sự vận hành được diễn ra một cách ổn định của hệ thống nguồn điện, đồng thời giúp cho quá trình phát triển về hệ thống truyền tải điện năng một cách an toàn, hợp lý và tính hiệu quả cao, nhằm phục vụ tất cả những hoạt động sản xuất trong đời sống con người, bao gồm các hoạt động sản xuất công – nông nghiệp, thương mại dịch vụ và dân sinh.

Yêu cầu công việc của ngành này đối với các kỹ sư ngành điện, các công nhân lắp ráp hệ thống điện:

  • Đảm bảo trong quá trình thực hiện công việc.
  • Các bạn cần có những thao tác thuần thục và có những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để áp dụng vào công việc: biết cách sử dụng thành thạo những trang thiết bị lắp đặt điện năng, sử dụng thành thạo các kỹ năng đấu nối hệ thống tín hiệu của mạng lưới điện và những thiết bị truyền tải điện năng; biết cách vận hành, kiểm tra và sửa chữa, bảo trì các hệ thống, thiết bị điện cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư hoặc là các thiết bị điện công nghiệp khác,…

2. Ngành điện công nghiệp và dân dụng học những gì?

Điện công nghiệp và dân dụng là gì và học gì?
Điện công nghiệp và dân dụng là gì và học gì?

Phần này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành điện Công nghiệp, điện dân dụng, giúp các bạn đang có ý định theo học ngành này biết được ngành này đào tạo những chuyên môn nào và học những gì?

Sinh viên theo học ngành điện công nghiệp, điện dân dụng sẽ được đào tạo nhiều kiến thức cơ bản và nâng cao, được hướng dẫn thực hành thành thục. Các bạn sinh viên sẽ được trang bị kỹ càng về những nguyên tắc và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp và dân dụng và rất nhiều kiến thức khác.

Ngoài những kiến thức cơ bản của ngành điện dân dụng, điện công nghiệp thì các sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo về các lĩnh vực khác như máy điện, khí cụ điện, đo lường điện, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện. Cùng với đó là những kỹ năng cần thiết để làm nghề, triển khai và thi công hệ thống mạng động lực, hệ thống chiếu sáng dân dụng – công nghiệp, hệ thống chống sét và an ninh tòa nhà.

Các chương trình đào tạo đối với ngành Điện dân dụng và công nghiệp được xây dựng theo hướng Tiếp cận năng lực thực hiện. Các trường đào tạo ngành điện có sự hợp tác với các Trung tâm, các Viện, các tổ chức phi chính phủ của các nước tại Việt Nam để xây dựng nên các chương trình học và đào tạo cho sinh viên, học viên theo học ngành này.

Có 3 ngành cơ bản trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng, đó là:

  • An toàn lao động: Bao gồm: Vẽ – điện. điện kỹ thuật, điện tử ứng dụng, điện tử công suất, năng lượng tái tạo.
  • Khí cụ điện, bao gồm: Đo lường điện, Điện cơ bản, Kỹ thuật khí nén, Đồ án môn học, Lắp đặt điện công trình, Hệ thống tự động hóa công nghiệp.
  • Máy điện, bao gồm: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Cung cấp điện, Trang bị điện, Kỹ thuật lập trình PLC, Thực tập tốt nghiệp.

3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành điện công nghiệp và dân dụng

3.1. Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng ra trường làm gì?

Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì và ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì và ra trường làm gì?

Dựa vào các thống kê hàng năm về nhu cầu nguồn nhân lực đối với các ngành nghề hiện nay thì ngành Điện công nghiệp, điện dân dụng thuộc top các ngành có nhu cầu nhân lực cao, bởi ngành này có tỷ lệ thiếu hụt nguồn nhân lực lớn tại Việt Nam hiện nay. Điện công nghiệp, điện dân dụng, nếu không có điện thì các ngành khác khó có thể hoạt động và đạt hiệu suất được. Vì thế, để đảm bảo sự phát triển ổn định của các ngành nghề khác thì ngành điện dân dụng và ngành điện công nghiệp cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng, duy trì và phát triển ngành điện.

Các bạn sinh viên theo học và tốt nghiệp ngành Điện công nghiệp và dân dụng sẽ được tạo nhiều điều kiện để nâng cao cơ hội việc làm. Họ có thể đảm nhận vai trò trở thành nhân viên bảo trì các hệ thống điện trong những nhà máy sản xuất; các bạn có thể đảm nhận công việc vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong các nhà máy, các công ty thường xuyên sử dụng máy phát điện, các trạm biến áp chính là các kỹ thuật viên điện tử công nghiệp; hoặc các bạn cũng có thể làm các công việc vận hành máy điện tại các công ty, xí nghiệp; thi công hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.

Hoặc, những bạn sinh viên muốn nâng cao thêm kiến thức, trình độ và tay nghề của mình trong ngành điện dân dụng và công nghiệp thì các bạn có thể viết bài

Bên cạnh đó, các sinh viên theo học ngành này sau khi tốt nghiệp thì có thể tự tạo cơ hội cho mình, mở rộng cơ hội việc làm hơn bằng cách học liên thông lên hệ cao đẳng chính quy để nâng cao trình độ.

3.2. Cơ hội nghề nghiệp của ngành điện công nghiệp và dân dụng

Dù trải qua thời gian học chính quy, học nghề hay tự học đi chăng nữa, học viên sau khi tốt nghiệp ngành Điện Công nghiệp đều có khả năng tìm kiếm việc làm ngay. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống đều có nhu cầu sử dụng điện năng cao, đặc biệt là các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh sản xuất, nhờ đó kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành điện, đây là cơ hội lớn cho các bạn theo học và tốt nghiệp ngành điện dân dụng và công nghiệp.

Khi các bạn đã được trang bị những kiến thức về ngành điện dân dụng hoặc điện công nghiệp thì các bạn hoàn toàn có thể tự tin vào khả năng và kiến thức của bản thân để xin vào làm việc tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp trên toàn quốc. Hầu như những nơi đó đều có bộ phận sửa chữa và lắp đặt điện hoặc là các bạn có thể xin vào các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ điện và sửa chữa điện. Hoặc, nếu các bạn có khả năng về vốn, kỹ năng và kinh nghiệm thì có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì?
Cơ hội nghề nghiệp của ngành điện công nghiệp và dân dụng là gì?

Trong quá trình làm việc, các bạn có thể có cơ hội đảm nhiệm những vị trí cao trong công ty, nơi mà các bạn đang làm việc như là trở thành tổ trưởng, trở thành trưởng bộ phận, giám sát viên, quản lý tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp có sử dụng hệ thống Điện Công nghiệp và Dân dụng.

Dưới đây là một số thông tin về cơ hội nghề nghiệp đối với các bạn theo học ngành điện công nghiệp, điện dân dụng, dành cho các kỹ sư ngành điện và triển vọng tương lai của họ.

  • Các kỹ thuật viên tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng có thể mở cửa hàng kinh doanh các thiết bị điện hoặc có thể làm việc cho các doanh nghiệp lớn nhỏ đang kinh doanh về vật tư, thiết bị ngành điện dân dụng, điện công nghiệp.
  • Tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện…
  • Tự mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các công ty chuyên về lĩnh vực điện, làm việc tại các các công trình từ dân dụng đến công nghiệp, các tòa nhà, khách sạn khi có nhu cầu
  • Tham gia làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ…
  • Làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *